Cuộc sống là một món quà để ta tận hưởng nó mỗi ngày |
Anthony de Mello kể rằng, có hai người làm nghề đánh cá. Một người làm việc rất cực nhọc cả ngày đêm; anh mong ước kiếm thật nhiều tiền để có một cuộc sống sung sướng và thoải mái. Ngược lại, người kia làm việc chăm chỉ, nhưng chừng mực; anh hy vọng việc đánh bắt cá sẽ giúp anh có một cuộc sống ổn định và bình an.
Một ngày nọ, người mong kiếm được nhiều tiền qua việc đánh bắt cá thấy người kia đang nằm ung dung hút xì-gà trên bến thuyền, anh ta liền hỏi: “Này bạn, sao bạn không lo đánh cá mà nằm thoái mái như vậy?” Anh hút thuốc trả lời, “Đánh bắt cá nhiều để làm gì?” Người kia đáp, “Để có thêm nhiều tiền.” Người hút thuốc hỏi tiếp, “Thêm nhiều tiền để làm gì?” “Để tôi mua thêm tàu lớn.” Anh làm việc vất vả trả lời. Nhưng người hút thuốc hỏi tiếp, “Anh mua thêm tàu lớn để làm gi?” Người kia đáp, “Thì tôi sẽ đi xa bờ và đánh bắt thêm nhiều cá.” Anh hút thuốc tiếp tục, “Sau khi bắt được nhiều cá anh làm gì?” “Thì tôi sẽ có thêm tiền.” “Rồi anh sẽ làm gì với số tiền ấy?” Anh hút thuốc hỏi. Người kia đáp,
“Sau khi có nhiều tiền tôi sẽ nghỉ ngơi thoái mái.” Người hút thuốc với điếu xì gà trên tay phì phà nói, “Cần gì phải đợi đến lúc đó. Những gì mà anh đang mệt nhoài để mong thưc hiện được trong tương lai thì tôi đang làm một cách dễ dàng ngay bây giờ.”
Tiền có thể mua được vật chất, nhưng không thể mua được sức khỏe hay hạnh phúc. Hãy tận hưởng cuộc sống ngay những lúc có thể bạn nhé :)
Nhiều người thắc mắc: "sống giản đơn tự nguyện không quan tâm tích lũy của cải vật chất, chỉ cầu đủ dùng, như vậy có thể bảo đảm được tương lai khi gập bất trắc hay không?"
ReplyDeleteĐây là một câu hỏi khó nhưng không phải không có câu trả lời. Thật vậy, nhiều người tích lũy của cải không phải chỉ để làm giàu mà vì sợ tương lai không bảo đảm. Nhưng việc sở hữu thật nhiều của cải vật chất có thật sự mang lại an toàn cho tương lai hay đó chỉ là ảo tưởng?
Chúng ta sắm một tủ quần áo đề phòng đủ dùng trong mọi thời tiết, mọi dịp lễ hội nhưng có khi cả năm chỉ dùng một hai lần, vài năm sau đã hết mốt . . . Chúng ta xây một căn nhà thật to đề phòng khi có khách đến chơi hoặc có đủ chỗ để tổ chức party, nhưng lại rất ít có dịp sử dụng, rất lãng phí. Trong khi bao nhiêu người ở những căn nhà nhỏ hơn, tiết kiệm được điện nước, trang bị và chi phí bảo trì, tiền tiết kiệm được sẽ dùng vào những việc có ích hơn. Chúng ta cố mua một chiếc xe hơi thật to để có thể đi du lịch xa hoặc khi có người nhà bệnh cần đi cấp cứu. Nhưng xe hơi rất tốn xăng, nhiều khí thải, phải bảo trì mỗi năm, tìm chỗ đỗ xe cũng rất khó. Nghĩ lại thì thật ra mỗi năm chỉ đi du lịch có vài lần, cấp cứu thì may mắn thay, cũng chẳng có, mà nếu có đi du lịch xa hay cần đưa người đi cấp cứu, bạn có đủ sức lái xe đường dài hay chạy với tốc độ thật nhanh mà không gây tai nạn không? Gọi xe cấp cứu với đầy đủ thiết bị hồi sức trên xe có phải an toàn hơn không? Chúng ta cố mua các thiết bị điện tử như điện thoại, Ipod, laptop đời mới nhật để tránh tụt hậu, nhưng thật ra, chẵng bao giờ sử dụng hết các chức năng của chúng.
Tích lũy thật nhiều của cải cũng không chắc đã an toàn vì chẳng ai biết chắc được tương lai sẽ xảy ra chuyện gì. Tài sản không chắc chắn thuộc mãi về mình. Thật vậy, tài sản là "vật chung" của năm tai họa: nước trôi, lửa cháy, giặc cướp, chính trị bất lương và con cái phá hoại. Hai tai họa do lụt lội và hỏa hoạn có thể hủy hoại của cải do mình làm ra. Giặc cướp và chính trị bất lương như tham nhũng có thể tước đoạt sự giàu sang của mình. Con cái phá hoại nghĩa là không chịu làm ăn, phung phí của cải tích cóp vật vả của cha ông. Hiện nay, còn có nhiều tai họa nữa, như chiến tranh, khủng bố, khủng hoảng kinh tế cũng có thể làm ta trắng tay trong chớp mắt. Không ai có thể tránh khỏi cái chết, cuộc đời là vô thường. Khi ra đi sẽ buông trôi tất cả, ngay cả của cải ta ra sức tích lũy bấy lâu nay cũng chẳng ai mang theo được, vậy tài sản thật sự có còn thuộc quyền sở hữu của ta nữa không? Lẽ dĩ nhiên, tích lũy vửa phải để đề phòng khi tuổi già hoặc gập bệnh tật tai nạn bất ngờ không thể nói là không phải. Nhưng nếu ta tích trữ tiền bạc đầy tủ mà chẳng chịu chia sẻ cho cha mẹ con cái hay làm các công việc xã hội từ thiện thì quả thật là vô ích.
Của cải chỉ có ý nghĩa khi bạn chia sẻ cho những người khổ hơn bạn ,đừng dùng tiền bạc làm thước đo cho tư cách giàu sang ,rồi mọi thứ sẻ qua đi chỉ còn lại hạnh phúc là mình đã cho đi .
ReplyDeleteTiền có thể mua được vật chất, nhưng không thể mua được sức khỏe hay hạnh phúc. Hãy tận hưởng cuộc sống ngay những lúc có thể bạn nhé :)
ReplyDelete