Tác giả: Phùng Bá Đồng
Chào các bạn! tôi được Ngân hàng Nhà nước sinh ra để gánh vác một nhiệm vụ thật kỳ lạ. Bởi vì tôi là một món hàng hóa mà giá trị sử dụng của tôi chính là giá trị của các loại hàng hóa khác. Tôi được dùng để trao đổi, và cất trữ…Cái thưở tôi vừa mới chào đời, ôi chao! Thật ý nghĩa biết bao. Tôi được sống trong sự quý giá và trân trọng của nhiều người, bởi lẽ sức mạnh đồng tiền của tôi có thể làm gục ngã biết bao nhiêu đối thủ. Khi ấy cuộc sống thật là đẹp đẽ, thật đáng tự hào.
Thế rồi thời gian dần trôi qua, tôi vẫn sống theo những diễn biến của xã hội. Thật sự thì tôi chẳng bao giờ già đối với chính mình. Nhưng, thưở bình minh ngập tràn niềm kiêu hãnh có lẽ cũng đã trôi qua. Dần dần tôi lại cảm thấy mình trở nên yếu ớt, quá nhỏ bé trước sự thay đổi kỳ diệu của những đối thủ xung quanh tôi. Tôi dần đi xuống cái dốc sâu thẳm của tuổi xế chiều. Dĩ nhiên, ai càng nhỏ bé trong giá trị của mình thì sẽ càng bị chết dần chết mòn. Và những đồng tiền to lớn hơn, cường tráng hơn, có giá trị gấp ngàn lần hơn lại cứ thế ra đời.
Cái gì đang diễn ra trước mắt tôi vậy?À, thì ra tôi đã già, tôi già rồi, tôi không còn gì nữa để mà bạn có thể chiếm giữ, để mà có thể đoạt lấy. Tôi dường như chẳng còn gì để mà tồn tại nữa. Vậy thì tôi phải chết! Tôi không thể quay lại với ngưỡng cửa của cuộc đời, khi cánh cửa của cuộc đời đã đóng sập trước mắt mình. Tôi vốn do nhu cầu trao đổi mà được xin ra, và hôm nay, cũng vì cái nhu cầu ấy mà đã tự quyết định một cái kết thật hậu cho chính mình.
Đã nhiều lần tôi tự hỏi, đâu là nguyên nhân cho sự ra đi của tôi và các đồng đội? Và rồi, mọi người cũng dễ dàng nhận ra: Lạm phát đã đốt cháy sức khỏe của đồng tiền, nếu nó ở mức độ vừa phải, tôi vẫn sẽ tồn tại, nhưng nó quá cao, thì sự ra đi của tôi ắt cũng là một điều đã dự báo trước. Bạn ơi, hãy cẩn thận trong cách xét đoán giá trị của đồng tiền, nó không do bạn quyết định, nhưng xin đừng sử dụng nó một cách cẩu thả, để rồi từ lúc nào đó, bạn chỉ thấy tôi tồn tại ở đâu đó trong cái góc khuất của cuộc đời.
Ai cũng cần được lớn lên. Còn xã hội thì cũng cần phát triển. Họ cần tiền. Lượng tiền phát hành cần phải nhiều hơn lượng tiền mà nhu cầu của xã hội cần. Nếu quá ít, sẽ không có sự tăng trưởng, nhưng nếu quá nhiều, thì lạm phát sẽ tăng cao. Lúc đó, không chỉ tôi, mà những người khác lớn hơn và mạnh hơn tôi cũng sẽ chết. Nếu cung của một loại hàng hóa thiết yếu, đặc biệt quan trọng, quyết định sự thay đổi của nhiều loại hàng hóa khác không thể đáp ứng nổi cầu thì tôi cũng sẽ chết. Bởi lẽ khi nó tăng giá, mọi loại hàng hóa khác đồng loạt tăng giá. Và những kẻ đầu cơ lại đẩy giá hơn để trục lợi và kiếm những khoản siêu lợi nhuận khổng lồ. Và nếu như Ngân hàng phát hành những đồng bạc “kỳ diệu”, bằng cả tháng lương của một công chức nào đó, thì lúc ấy, có thể tôi sẽ trở thành những đồng tiến âm phủ để đốt khi đưa tiễn người chết xuống suối Vàng.
Tôi là đồng xu 200…và tôi sắp biến mất trên mặt trận Kinh tế này. Và nếu như làn sóng tăng giá vẫn cứ leo thang, thì có lẽ những xu 500, 1000, 2000, 5000 cũng sẽ biến mất vĩnh viễn…
Xã hội đang cần tiền. Bạn cần tiền. Nhưng liệu bạn có cần tôi?!!
ĐỒNG XU 200!!
Chào các bạn! tôi được Ngân hàng Nhà nước sinh ra để gánh vác một nhiệm vụ thật kỳ lạ. Bởi vì tôi là một món hàng hóa mà giá trị sử dụng của tôi chính là giá trị của các loại hàng hóa khác. Tôi được dùng để trao đổi, và cất trữ…Cái thưở tôi vừa mới chào đời, ôi chao! Thật ý nghĩa biết bao. Tôi được sống trong sự quý giá và trân trọng của nhiều người, bởi lẽ sức mạnh đồng tiền của tôi có thể làm gục ngã biết bao nhiêu đối thủ. Khi ấy cuộc sống thật là đẹp đẽ, thật đáng tự hào.
Thế rồi thời gian dần trôi qua, tôi vẫn sống theo những diễn biến của xã hội. Thật sự thì tôi chẳng bao giờ già đối với chính mình. Nhưng, thưở bình minh ngập tràn niềm kiêu hãnh có lẽ cũng đã trôi qua. Dần dần tôi lại cảm thấy mình trở nên yếu ớt, quá nhỏ bé trước sự thay đổi kỳ diệu của những đối thủ xung quanh tôi. Tôi dần đi xuống cái dốc sâu thẳm của tuổi xế chiều. Dĩ nhiên, ai càng nhỏ bé trong giá trị của mình thì sẽ càng bị chết dần chết mòn. Và những đồng tiền to lớn hơn, cường tráng hơn, có giá trị gấp ngàn lần hơn lại cứ thế ra đời.
Cái gì đang diễn ra trước mắt tôi vậy?À, thì ra tôi đã già, tôi già rồi, tôi không còn gì nữa để mà bạn có thể chiếm giữ, để mà có thể đoạt lấy. Tôi dường như chẳng còn gì để mà tồn tại nữa. Vậy thì tôi phải chết! Tôi không thể quay lại với ngưỡng cửa của cuộc đời, khi cánh cửa của cuộc đời đã đóng sập trước mắt mình. Tôi vốn do nhu cầu trao đổi mà được xin ra, và hôm nay, cũng vì cái nhu cầu ấy mà đã tự quyết định một cái kết thật hậu cho chính mình.
Đã nhiều lần tôi tự hỏi, đâu là nguyên nhân cho sự ra đi của tôi và các đồng đội? Và rồi, mọi người cũng dễ dàng nhận ra: Lạm phát đã đốt cháy sức khỏe của đồng tiền, nếu nó ở mức độ vừa phải, tôi vẫn sẽ tồn tại, nhưng nó quá cao, thì sự ra đi của tôi ắt cũng là một điều đã dự báo trước. Bạn ơi, hãy cẩn thận trong cách xét đoán giá trị của đồng tiền, nó không do bạn quyết định, nhưng xin đừng sử dụng nó một cách cẩu thả, để rồi từ lúc nào đó, bạn chỉ thấy tôi tồn tại ở đâu đó trong cái góc khuất của cuộc đời.
Ai cũng cần được lớn lên. Còn xã hội thì cũng cần phát triển. Họ cần tiền. Lượng tiền phát hành cần phải nhiều hơn lượng tiền mà nhu cầu của xã hội cần. Nếu quá ít, sẽ không có sự tăng trưởng, nhưng nếu quá nhiều, thì lạm phát sẽ tăng cao. Lúc đó, không chỉ tôi, mà những người khác lớn hơn và mạnh hơn tôi cũng sẽ chết. Nếu cung của một loại hàng hóa thiết yếu, đặc biệt quan trọng, quyết định sự thay đổi của nhiều loại hàng hóa khác không thể đáp ứng nổi cầu thì tôi cũng sẽ chết. Bởi lẽ khi nó tăng giá, mọi loại hàng hóa khác đồng loạt tăng giá. Và những kẻ đầu cơ lại đẩy giá hơn để trục lợi và kiếm những khoản siêu lợi nhuận khổng lồ. Và nếu như Ngân hàng phát hành những đồng bạc “kỳ diệu”, bằng cả tháng lương của một công chức nào đó, thì lúc ấy, có thể tôi sẽ trở thành những đồng tiến âm phủ để đốt khi đưa tiễn người chết xuống suối Vàng.
Tôi là đồng xu 200…và tôi sắp biến mất trên mặt trận Kinh tế này. Và nếu như làn sóng tăng giá vẫn cứ leo thang, thì có lẽ những xu 500, 1000, 2000, 5000 cũng sẽ biến mất vĩnh viễn…
Xã hội đang cần tiền. Bạn cần tiền. Nhưng liệu bạn có cần tôi?!!
ĐỒNG XU 200!!
Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra trong cuộc đời tôi thật lạ thường, nhưng khi đọc được bài viết này thì tôi đã hiểu được.
ReplyDelete" khi tôi đi chợ cách đây khoảng mười năm thì.......chỉ cần vài chục nghìn là quá đủ, tuy nhà không giàu có nhưng cuộc sống khi ấy thật là thoải mái thật sự đấy bạn. tôi đã ước mình làm thật nhiều tiền hơn khi ấy để mình sống xung sướng hơn, nhưng tôi và bạn có nghĩ rằng điều đó đúng không? không đúng đâu bạn và tôi ạ. thật là mệt mõi và chán nãn vì cuộc sống bắt mình chạy theo đồng tiền nhưng khi đồng tiền làm ra càng nhiều cũng không thấy thoải mái như xưa thiệt đấy bạn!
200 à mình rất trân trọng bạn không phải vì giá trị của bạn nữa mà vì những ký ức thời của bạn đã cho mình, 200 có biết không bạn ra đi không đồng nghiã là các đàn anh của bạn sống trong vinh quang giống như bạn khi xưa, mà đồng nghĩa là cuộc sống bắt đầu lạm phát nhiều hơn và không còn có những giá trị được hiện hữu với giá trị thật của chúng. 200 biết không xưa khi mình được nhận 200 mình rất vui vì nó có giá trị mua được nữa ổ bánh mì, mà bây giờ khi nhiều đàn anh bạn vẫn còn nhưng không mua nỗi nửa ổ bánh mì như khi xưa như bạn đấy
(500,1000,2000- vì không bán nửa ổ nữa) huhuhu.
không biết phải nói sao nữa, mình và nhiều người làm ra tiền vậy mà còn.....vật vã với cuộc sống,thế những người cơ nhỡ thì sao?????? ........
không lẽ mình tạm ngưng sử dụng đồng tiền và kéo nó trở lại như xưa, bằng cách chỉ trao đổi hàng với hàng>hahaha
mình nghĩ vậy thôi chứ mình chẵng làm gì được ngoài việc nghĩ những việc thật điên rồ như thế phải không?
mình vẫn tin những người lãnh đạo nhà nước mình sẽ tìm được những phương pháp giãi quyết......
mình sẽ nhớ bạn 200 ơi?\ mình vần giữ bạn trong bóp thật thẵng đấy hihi
ha ha...giống văn tưởng tượng ngày xưa...đề bài: em hãy tưởng tượng mình là cây bút máy và kể lại cuộc đời mình...:))
ReplyDelete